Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm gan B. Do đó, biết được mắc viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì sẽ phần nào giúp hỗ trợ người bệnh cải thiện bệnh tốt hơn.
1. Tầm quan trọng của của dinh dưỡng với người bệnh viêm gan B
Gan được coi là nhà máy chế biến và biến đổi các thực phẩm mà cơ thể dung nạp mỗi ngày. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng và chức năng hoạt động của gan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một chế độ ăn thiếu lành mạnh có thể gây tổn hại đến chức năng gan. Ngược lại, gan yếu khiến bạn ăn uống không ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng kém…
Do đó, chế độ ăn uống có thể hỗ trợ gan và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh gan, đặc biệt là viêm gan B. Khi bị viêm gan B, bạn cần ăn uống cân đối các loại thực phẩm đường, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất… tốt cho gan, đảm bảo cho cơ thể có đủ năng lượng để chống chọi với bệnh tật.
2. Người viêm gan B nên ăn gì?
Khi bị viêm gan B, bạn có thể bổ sung các thực phẩm dưới đây trong bữa cơm hàng ngày của mình:
2.1 Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả cung cấp cho cơ thể bạn các vitamin và khoáng chất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Tiêu thụ những thực phẩm giàu chất xơ này cũng có thể giúp bạn giảm lượng thức ăn kém lành mạnh hơn, chẳng hạn như thịt mỡ hoặc đồ ngọt.
Đặc biệt, ăn các loại rau lá xanh rất tốt trong hỗ trợ kiểm soát bệnh viêm gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có thể làm giảm lượng axit béo trong gan.
2.2 Ăn các thực phẩm giàu protein
Gan có chức năng dự trữ protein trước khi mang đi phân bổ khắp cơ thể. Do đó, bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm này cho cơ thể. Các thực phẩm giàu protein có thể kể đến như thịt lợn nạc, thịt gà, trứng…
Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyến cáo lượng protein phù hợp với cơ thể là 1-1,5g/kg trọng lượng cơ thể.
2.3 Các loại đậu/đỗ
Các loại hạt như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ tương… không chỉ có khả năng giải độc tốt, hỗ trợ làm mát gan mà còn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Vì vậy nếu chưa biết viêm gan B nên ăn gì thì bạn có thể tham khảo loại thực phẩm này.
2.4 Nên ăn các món dễ tiêu
Bệnh viêm gan B khiến chức năng gan suy giảm, gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, bạn cần ưu tiên các món ăn dễ tiêu như canh, cháo, súp, các món luộc, được nấu mềm, nhừ… để tránh gan bị quá tải.
3. Viêm gan B nên uống gì?
Một số loại đồ uống được đánh giá tốt cho người bệnh viêm gan B có thể kể đến như:
3.1 Uống nhiều nước
Nước không thể thiếu trong việc hỗ trợ gan đào thải độc tố ra bên ngoài. Hãy cố gắng uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây, trà thảo mộc… giúp thanh nhiệt làm mát gan, ức chế sự phát triển của virus viêm gan B.
3.2 Lựa chọn cà phê
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống đồ uống có chứa caffein như cà phê làm giảm nguy cơ hình thành sẹo gan tiến triển ở những người bị viêm gan mãn tính. Mỗi ngày người bệnh có thể uống một tách cà phê để hỗ trợ chức năng gan. Cũng cần tránh lạm dụng cà phê, có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ…
3.3 Uống sữa mỗi ngày
Người bệnh viêm gan B có nguy cơ thiếu hụt vitamin D do chức năng tổng hợp chất béo ở gan để hòa tan vitamin này suy giảm. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung sữa để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra sữa cũng rất giàu protein tốt cho người bệnh.
Theo nghiên cứu trong sữa chứa methionin có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp cholin, phòng ngừa mỡ tích trữ ở gan. Mặc dù vậy, bạn cũng cần lưu ý, chất béo trong sữa bò khá khó tiêu, nên dừng lại ở việc uống 1 ly sữa mỗi ngày.
4. Bị viêm gan B cần kiêng ăn uồng gì?
Có rất nhiều nhóm thực phẩm người bệnh viêm gan B cần kiêng, dưới đây là một số nhóm thực phẩm người bệnh cần đặc biệt chú ý:
4.1 Không nên ăn nội tạng động vật
Những món ăn được chế biến hoặc chứa nội tạng động vật như tim, gan, ruột non, ruột già… là những món chứa nhiều Cholesterol, gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan khi nhiễm virus viêm gan B như:
- Tác động xấu đến quá trình chuyển hóa chất béo.
- Cản trở gan bài tiết mật.
- Gây ảnh hưởng đến quá trình lọc thải độc tố.
4.2 Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thịt mỡ, da động vật hay các món ăn được chế biến theo hình thức chiên rán có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ. Với người bệnh viêm gan B, ăn nhiều thực phẩm trong nhóm này sẽ ức chế quá trình hồi phục của gan. Bên cạnh đó, tương tự như nhóm nội tạng động vật, nhóm thực phẩm này cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến gan.
4.3 Bớt ăn đồ cay nóng
Các món ăn cay nóng khi dung nạp vào cơ thể sẽ gây nóng gan; làm giảm khả năng thải độc của gan. Từ đó khiến bệnh viêm gan B trở nên trầm trọng hơn. Không những thế, ăn nhiều đồ cay nóng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề như viêm loét dạ dày, táo bón. Do vậy, bạn cần hạn chế những món này trong thực đơn hàng ngày.
4.4 Nên kiêng rượu bia
Rượu bia, chất kích thích sẽ làm tăng căng thẳng lên gan, khiến gan có nguy cơ bị tổn thương cao hơn. Lạm dụng rượu bia lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Chính vì vậy, khi bị viêm gan B, bạn cần đặc biệt phải kiêng thực phẩm này.
Tổn thương gan do rượu – Đâu là giải pháp?
4.5 Các món ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Các món ăn chứa nhiều muối không tốt cho người bệnh viêm gan B. Chúng không chỉ gây tích nước cho cơ thể mà còn ứ nước lên cả gan, dẫn đến sưng phù. Trong khi đó, nạp quá nhiều đường lại gây cản trở hoạt động của gan. Ảnh hưởng tới quá trình trao đổi và chuyển hóa chất dinh dưỡng tại gan. Vì vậy, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và các bệnh liên quan tới chuyển hóa.
4.6 Tránh ăn nhiều hải sản
Ăn quá nhiều các loại hải sản như tôm, cua, mực… có thể gây bất lợi cho gan. Nhất là ở những người có cơ địa dễ dị ứng. Nếu ăn trong giai đoạn mắc viêm gan B sẽ khiến các dấu hiệu của viêm gan B trở nên trầm trọng hơn.
5. Lưu ý về chế độ ăn uống cho người viêm gan B
Bên cạnh việc bị viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống như sau:
- Ăn uống cân đối các chất dinh dưỡng với nhau, không nên kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu chất, mệt mỏi.
- Chú ý trong cách chế biến món ăn, hạn chế chiên xào, nướng, thay vào đó là các món hấp luộc, vừa hạn chế được dầu mỡ trong thức ăn vừa bảo toàn được các chất dinh dưỡng cho món ăn.
- Kết hợp chế độ ăn uống với chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý. Hạn chế làm việc quá sức, quá căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn đầu óc. Mỗi ngày nên dành ra chừng 30 phút để tập luyện thể dục.
Thận trọng khi dùng các loại thuốc, sản phẩm hóa dược trong hỗ trợ điều trị bệnh. Tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ để cải thiện bệnh tốt nhất.
XEM THÊM:
- Chưa biết cách tăng cường chức năng gan – Thử ngay thực phẩm này!
- Tham khảo 10 cách điều trị viêm gan B bằng thuốc nam hiệu quả tại nhà
- Tiêm phòng viêm gan B – Thông tin từ A – Z cho người dân