Cảnh báo Ô nhiễm ánh sáng và những tác hại khôn lường

Không thể phủ nhận kể từ khi Edison phát minh ra bóng đèn điện và sự ra đời của các bóng đèn thế hệ sau từ đèn huỳnh quang, đèn metal halide, đèn natri cao áp cho đến đèn điện áp thấp lưỡng sắc, đèn LED… đã mở ra một nền văn minh mới cho nhân loại. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển hiện đại, kéo theo nền công nghiệp hoá cùng với quá trình đô thị hoá ào ạt, con người đã và đang sử dụng thiếu khoa học và lạm dụng quá mức ánh sáng nhân tạo. Hậu quả là ngôi nhà chung Trái Đất của chúng ta đang bị ô nhiễm ánh sáng nặng nề.

Ô nhiễm ánh sáng - Sát thủ nguy hiểm núp dưới vẻ ngoài hào nhoáng
Ô nhiễm ánh sáng – Sát thủ nguy hiểm núp dưới vẻ ngoài hào nhoáng

Đa số chúng ta đều quen thuộc với ô nhiễm môi trường hay ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí… nhưng ít ai biết rằng ánh sáng cũng là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho thế giới hiện đại ngày nay. Chúng được coi là một sát thủ nguy hiểm núp dưới vẻ hào nhoáng. Vậy Ô nhiễm ánh sáng là gì? Hiệp hội bầu trời đêm quốc tế IDA (International Dark-Sky Association) định nghĩa ô nhiễm ánh sáng (tên Tiếng Anh: Light pollution) là việc sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm quá mức hoặc không thích hợp.

Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Ô nhiễm ánh sáng là gì?

Những điều cần biết về ô nhiễm ánh sáng

Tình trạng ô nhiễm ánh sáng trên thế giới

Theo thống kê từ Tạp chí khoa học Science Advances, có đến trên 80% dân số thế giới và trên 99% dân số Mỹ và Châu Âu không thể nhìn thấy bầu trời đêm.

Khoảng 1/3 dân số bao gồm gần 80% người dân Bắc Mỹ và 60% người dân Châu Âu không thể quan sát thấy dải Ngân Hà.
Việc sử dụng ánh sáng nhân tạo tràn lan, không kiểm soát khiến loài người đang dần lãng quên phía sau tấm màn sáng nhân tạo đó, là một bầu trời đêm tuyệt đẹp.

Bản đồ ô nhiễm ánh sáng
Bản đồ ô nhiễm ánh sáng

Hai quốc gia có mức độ ô nhiễm ánh sáng nặng nhất trên thế giới là Quatar (97%) và Cô-oét (98%). Trong nhóm các nước G20, Hàn Quốc và Ả Rập xê-út là hai quốc gia có mức độ ô nhiễm ánh sáng ở mức cao nhất, số liệu lần lượt là 66% và 83%; thấp nhất là Đức.

Các quốc gia như Chad, Madagascar và Cộng hoà Trung Phi ít bị ô nhiễm ánh sáng nhất với mức độ ảnh hưởng chỉ 0,29%. Greenland là vùng lãnh thổ trên thế giới gần như không bị ô nhiễm ánh sáng với tỷ lệ 0,12%. 

Tại Châu Á, Hàn Quốc và Singapore là hai quốc gia bị ô nhiễm ánh sáng nặng nề nhất. Ở Việt Nam, khu vực xảy ra hiện tượng ô nhiễm ánh sáng nặng nhất là Đông Nam Bộ do khu vực này tập trung nhiều khu công nghiệp và tốc độ phát triển đô thị hoá diễn ra chóng mặt.

Tình trạng ô nhiễm ánh sáng tại các khu đô thị, các thành phố lớn trên thế giới
Tình trạng ô nhiễm ánh sáng tại các khu đô thị, các thành phố lớn trên thế giới

Các loại Ô nhiễm ánh sáng

Sát thủ nguy hiểm núp dưới vẻ hào nhoáng Ô nhiễm ánh sáng xuất hiện với muôn hình vạn trạng khác nhau. Có khi chúng hiện hình dưới dạng Sky Glow – Ánh sáng chiếm dụng bầu trời: thường xuất hiện ở những khu đô thị hiện đại, đông dân cư. Đây là tình trạng ánh sáng từ các nguồn khác nhau phản chiếu toàn bộ lên bầu trời gây ra hiện tượng sáng bừng cả một khu vực khi quan sát từ xa và “cạnh tranh” với các vì sao trên bầu trời đêm.

Có lúc ô nhiễm ánh sáng được gọi với cái tên Over-illumination – Lạm dụng ánh sáng khi con người dùng ánh sáng quá mức cho phép. Cũng có khi, ô nhiễm ánh sáng là Light Trespass  – Ánh sáng xâm nhập: Là hiện tượng ánh sáng xâm nhập vào địa phận khác không mong muốn và gây trở ngại cho các đài quan sát thiên văn.

Các dạng ô nhiễm ánh sáng phổ biến
Các dạng ô nhiễm ánh sáng phổ biến

Một loại ô nhiễm ánh sáng khác cũng cần phải nhắc đến chính là Clutter – Ánh sáng lộn xộn: Nghĩa là có quá nhiều luồng ánh sáng quá mức khác nhau xuất hiện cùng một lúc, xuất hiện tại các thành phố lớn sử dụng hệ thống chiếu sáng quá kém hay có quá nhiều đèn, biển hiệu quảng cáo. Chúng thường làm phân tán sự tập trung của người đi đường và là nguyên nhân gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Cuối cùng là Glare – Ánh sáng chói: Là hậu quả của việc đối lập giữa vùng tối & vùng sáng, ánh sáng với cường độ cao quá mức gây khó chịu cho mắt.

Có những loại Ô nhiễm ánh sáng nào?
Có những loại Ô nhiễm ánh sáng nào?

Nguyên nhân dẫn đến Ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng (Light pollution) đến từ đâu? Chúng xuất phát từ việc con người sử dụng lãng phí nguồn sáng trong đó không tắt các thiết bị điện khi không sử dụng là tình trạng phổ biến nhất. Tiếp đến là việc lạm dụng quá nhiều nguồn sáng không cần thiết trong cùng một khu vực cùng với đó là vấn đề lựa chọn và lắp đặt hệ thống chiếu sáng không khoa học, thiếu hợp lý. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia chưa có những điều luật cụ thể về vấn đề thiết kế và sử dụng hệ thống chiếu sáng ban đêm…

Tác hại của Ô nhiễm ánh sáng

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu khoa học, ánh sáng của các bóng đèn LED vào ban đêm mạnh hơn gấp 100 lần ánh sáng tự nhiên ban ngày. Do đó, ô nhiễm ánh sáng chính là sát thủ nguy hiểm núp dưới vẻ hào nhoáng và giống như các loại ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn… chúng đang âm thầm phá vỡ hệ sinh thái trên Trái Đất và gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ con người, lãng phí tài nguyên và gây thiệt hại kinh tế cho các quốc gia, hơn hết nó còn làm gia tăng ô nhiễm bầu khí quyển, gián tiếp tác động đến khoa học, thiên văn học.

Trước tiên, lượng ánh sáng quá mức sẽ làm phá vỡ hệ sinh thái, gây rối loạn nhịp sinh hoc ngày – đêm, tác động tiêu cực đến sức khoẻ của con người và động thực vật. Các nghiên cứu y học chỉ ra rằng, ô nhiễm ánh sáng khiến con người gặp các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, stress kéo dài và suy giảm tình dục…

Tác hại của ô nhiễm ánh sáng là gì?
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng là gì?

Năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư IARC của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã liệt những rối loạn nhịp sinh học do ô nhiễm ánh sáng là một nguyên nhân gây ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ cho thấy những người làm ca đêm có tỷ lệ ung thư vú và tiền liệt cao hơn bình thường. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc cho thấy mức độ phơi nhiễm ánh sáng nhân tạo ban đêm (artificial light at night) tỷ lệ thuận với số ca ung thư vú.

Năm 2009, trong sách “Mù do ánh sáng” (Blinded by the light?), Giáo sư Steven Lockley, ĐH Y khoa Harvard cho rằng “sự xâm nhập của ánh sáng, ngay cả ánh sáng mờ, có thể có những ảnh hưởng có thể đo được đối với sự gián đoạn giấc ngủ và sự ức chế melatonin”. 

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ AMA đã nhấn mạnh ánh sáng chói (glare) là một nguy cơ sức khỏe cộng đồng, có thể gây lái xe không an toàn. Đặc biệt ở người cao tuổi, ánh sáng chói gây mất độ tương phản, che khuất ban đêm.

Ô nhiễm ánh sáng gây ra mất cân bằng hệ sinh thái
Ô nhiễm ánh sáng gây ra mất cân bằng hệ sinh thái

Tiếp theo, ánh sáng thừa thãi và phản khoa học là nguyên nhân gây xáo trộn, phá vỡ hệ sinh thái. Như bạn cũng biết, nhịp sinh học bình thường được hình thành qua sự phối hợp chu kỳ sáng – tối tự nhiên. Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo thường được chiếu sáng ban đêm, việc ô nhiễm ánh sáng nhân tạo gây ra nhiều rối loạn trong hệ sinh thái:

  • Động vật hoang dã chuyên hoạt động về đêm sẽ khó khăn trong việc di chuyển và kiếm mồi, kiếm bạn tình…
  • Sát thủ nguy hiểm núp dưới vẻ hào nhoáng – ô nhiễm ánh sáng là nguyên nhân khiến các loài chim di trú bị mất phương hướng: Tại Mỹ, ước tính mỗi năm có 4 – 5 triệu con chim va vào các toà nhà cao tầng vì nhầm tưởng ánh sáng đèn đường, đèn quảng cáo… là các vì sao
  • Rùa biển mới nở, chim biển non không xác định được hướng bơi về biển
  • Rối loạn tổng hợp Melatonin ở loài bò sát, lưỡng cư gây tổn thương võng mạc, giảm tinh trùng và đột biến di truyền…
  • Đèn quá sáng sẽ gây ức chế sự phát triển của sinh vật phù du ăn tảo bề mặt khiến chúng phát triển quá mức, gây hiện tượng “tảo nở hoa” giết hại các loài thực vật khác; các loại hoa nở vào ban đêm khó được ong bướm thụ phấn; các loại cây như lúa vì ánh đèn cao áp quá mạnh không thể ra hoa trổ hạt… và còn rất nhiều những tác động tiêu cực khác do ô nhiễm ánh sáng gây ra.

Ô nhiễm ánh sáng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần của con người, phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên mà chúng còn gây lãng phí nguồn năng lượng và tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Theo một số nghiên cứu, khoảng 50 – 90% lượng ánh sáng phát ra từ các toà nhà là không cần thiết. Điều này đã dẫn đến tình trạng tăng lượng khí thải CO2 và tiêu tốn lượng ngân sách khủng khiếp cho các quốc gia.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm ánh sáng hiệu quả

Ngôi nhà chung Trái Đất đang bị đe doạ bởi các nguồn ô nhiễm trong đó có Sát thủ nguy hiểm núp dưới vẻ hào nhoáng – Ô nhiễm ánh sáng. Tuy vậy, các nhà khoa học chỉ ra rằng, ô nhiễm ánh sáng có thể cải tạo, đảo ngược lại dễ dàng bằng việc nâng cao nhận thức người dân về những kiến thức liên quan đến chiếu sáng và bắt đầu từ những động thái cá nhân đơn giản:

Sử dụng chiếu sáng thông minh, chiếu sáng cảm xúc
  • Chỉ sử dụng ánh sáng vào thời gian và không gian cần thiết
  • Không sử dụng ánh sáng quá mức
  • Hạn chế ánh sáng xanh (blue light)
  • Khai thác khoa học nguồn ánh sáng ngoài trời…
  • Bố trí hệ thống chiếu sáng thông minh, khoa học

Hãy cùng Blight sử dụng ánh sáng khoa học, thông minh để cùng nhau chung tay bảo vệ Trái Đất, bạn nhé!

Đăng nhập