Peer pressure - Trẻ con, người lớn và áp lực đồng trang lứa

Peer pressure là gì?

Peer pressure (tạm dịch: Áp lực đồng trang lứa) là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội (cùng độ tuổi, cùng lớp, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn,...) và phải thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm.

Thanh thiếu niên là đối tượng thường được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập tới áp lực đồng trang lứa bởi sự thiếu hụt kinh nghiệm sống, cũng như những thay đổi về tâm sinh lý khiến họ dễ bị tác động hơn.

Tuy nhiên, người lớn không hẳn là đã miễn nhiễm với loại áp lực này. Văn hóa ‘nhậu’ là một ví dụ điển hình cho việc áp lực đồng trang lứa. Nhiều người lớn dẫu biết ảnh hưởng của rượu bia nhưng vẫn không thể khước từ mỗi khi bị ‘ép uống’ để hòa nhập với môi trường làm việc.

Vì sao chúng ta bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa?

Lý do có thể đến từ bên trong lẫn bên ngoài.

Áp lực này ảnh hưởng rõ rệt đến những người chưa phát triển ổn định về mặt nhân cách. Thanh thiếu niên thường dễ bị tác động bởi bạn bè, bởi họ đang ở giai đoạn phát triển và tách rời khỏi ảnh hưởng của cha mẹ. Tuy nhiên, họ lại chưa thiết lập giá trị bản thân, ít hiểu biết về mối quan hệ giữa người với người, cũng như chưa ý thức được hậu quả của những hành động mình gây ra. Chúng ta hẳn đã ít nhất một lần làm điều gì đó bởi sức ép từ bạn bè như trốn học, ăn mặc theo xu hướng, và thậm chí là cô lập một ai đó trong lớp.

Mong muốn được hòa nhập cũng là lý do tạo nên áp lực đồng trang lứa. Trong quá trình tiến hóa, con người sống sót nhờ vào khả năng cộng tác của mình. Bị từ chối bởi nhóm đồng nghĩa với cái chết bởi họ không thể tự mình chống chọi với thú dữ và kiếm đủ thức ăn. Bản năng đó vẫn ảnh hưởng tới chúng ta đến ngày nay. Để được công nhận, chúng ta vẫn tự điều chỉnh thái độ, hành vi và niềm tin của mình để phù hợp với hệ giá trị của nhóm mà mình tham gia.

Để trở thagravenh một phần của nhoacutem đocirci khi ta phải điều chỉnh lại bản thacircn để phugrave hợp với nhoacutem magrave migravenh tham gia
Để trở thành một phần của nhóm, đôi khi ta phải điều chỉnh lại bản thân để phù hợp với nhóm mà mình tham gia

Chuẩn mực xã hội (social norms) là những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi được chấp nhận và mong đợi bởi các thành viên trong cùng một nhóm xã hội, bởi nó được coi là đúng đắn và phù hợp. Những chuẩn mực này được chia sẻ qua lời nói và hành động của những người trong nhóm, một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Ví dụ, ở một công ty mà việc làm thêm giờ đã trở thành một chuẩn mực thì những người mới dù muốn hay không cũng sẽ thuận theo ‘quy tắc ngầm’ này. Bởi vì những đồng nghiệp của họ đều làm và không ai muốn bị đánh giá là thiếu nỗ lực trong công việc so với đồng nghiệp cả.

Chủ nghĩa tập thể (collectivism) của Á Đông nhấn mạnh sự phụ thuộc qua lại giữa con người và tầm quan trọng của tập thể. Ngược lại là chủ nghĩa cá nhân (individualism), phổ biến ở các nước phương Tây, đề cao giá trị bản thân.

Nghiên cứu cho thấy những người được nuôi dạy trong nền văn hóa tập thể sẽ hình thành sự ‘so sánh xã hội’ (social comparison) hơn những người lớn lên dưới chủ nghĩa cá nhân. Sự so sánh này dùng để xác định bản thân về mặt quan hệ, phân biệt những người cùng hoặc khác nhóm và đánh giá địa vị của một người so với những người khác.

Việc phân cấp thứ bậc, thi đua điểm số, bị so sánh với ‘con nhà người ta’ phản ánh khá rõ nét khuynh hướng so sánh trong văn hóa tập thể. Điều này giải thích vì sao ta áp lực khi so sánh bản thân với bạn bè, đồng nghiệp hoặc người quen trên mạng xã hội.

Mạng xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc khuếch đại áp lực đồng trang lứa. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người có số lượt kiểm tra mạng xã hội thường xuyên hơn trong tuần, có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 2.7 lần. Việc nhìn thấy người khác có cuộc sống sung túc, thú vị, thành công hơn khiến cá nhân cảm thấy đố kỵ và thôi thúc họ phải bắt kịp.

Áp lực đồng trang lứa không hẳn lúc nào cũng xấu

Ở becircn những người bạn tốt luocircn lagrave động lực để thocirci thuacutec ta trở necircn hoagraven thiện hơn
Ở bên những người bạn tốt luôn là động lực để thôi thúc ta trở nên hoàn thiện hơn

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”— Áp lực đồng trang lứa sẽ không xấu nếu chúng ta học cách khai thác những mặt tốt từ nó. Nghiên cứu cho thấy, nếu tiếp xúc với những người tích cực, chúng ta sẽ phát triển những hành vi tương tự.

Làm cách nào để giảm ảnh hưởng tiêu cực của áp lực này?

1. Biết trân trọng chính mình

Bằng cách thay đổi sự tập trung từ bên ngoài vào bản thân. Chú ý đến những gì khiến bạn cảm thấy cơ thể và tinh thần mình thoải mái. Đây có thể là những hoạt động bạn yêu thích, những người luôn ủng hộ quyết định của bạn, những nhân vật có ảnh hưởng tích cực trên mạng xã hội. Tập trung vào chính mình sẽ giúp bạn kiểm soát được hành vi, cảm thấy vui vẻ hơn trong cuộc sống và ít bị phụ thuộc vào đánh giá của những người không liên quan.

2. Biết giới hạn của mình

Đặt ranh giới cá nhân và học cách truyền đạt những giới hạn của mình với người khác. Bởi vì khi bạn dễ dãi với những giới hạn của bản thân thì sớm muộn sẽ có ai đó lợi dụng điều này.

Nếu bạn thuộc tuýp người cảm thấy ‘tội lỗi’ khi từ chối người khác thì hãy tự hỏi bản thân: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Và điều đó có đáng để bạn đánh đổi sức khỏe, tinh thần, giá trị hoặc niềm tin của mình không?

3. Biết rằng bạn luôn có lựa chọn

Khocircng coacute lựa chọn đuacuteng vagrave sai chỉ coacute điều nagraveo phugrave hợp với bạn hơn
Không có lựa chọn đúng và sai, chỉ có điều nào phù hợp với bạn hơn

Lựa chọn đối với bạn bè, người yêu, những người mình theo dõi trên mạng xã hội, giá trị mà mình tin tưởng và cách bản thân phản ứng trước vấn đề. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn không chọn những điều phù hợp nhất với bản thân.

4. Biết rằng người khác cũng có lựa chọn của riêng họ

Và lựa chọn của họ không cần phải dựa vào tiêu chuẩn của bạn. Tôn trọng lựa chọn của người khác sẽ giúp bạn khoan dung hơn với lựa chọn của chính mình.